Giới thiệu:
Việt Nam là nước có tiềm năng về năng lượng tái tạo khá lớn gồm các nguồn như thủy điện nhỏ, gió, sinh khối, mặt trời, rác thải... Hiện nay các dạng năng lượng hoá thạch như than, dầu mỏ… đang cạn dần, đồng thời vấn đề ô nhiễm môi trường do việc đốt nhiên liệu gây ra ngày càng trầm trọng, các nước có xu hướng tìm nguồn năng lượng sạch để thay thế. Trong đó năng lượng gió được chọn là nguồn năng lượng thay thế trong tương lai, trong chiến lược năng lượng của các quốc gia trên thế giới có tiềm năng về năng lượng gió.
Để thúc đẩy đầu tư phát triển điện gió, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, trong đó quy định giá điện FIT cho điện gió và quy định Bên mua điện phải bao tiêu toàn bộ sản lượng điện gió phát lên hệ thống. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các tổ chức như WB, GIZ và KfW đang tiến hành Chương trình đo gió tại khoảng 30 điểm trên toàn quốc nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu tiềm năng gió đầy đủ và cập nhật bản đồ gió Việt Nam.
Bên cạnh đó, để hoàn thành hồ sơ, thủ tục phục vụ quá trình xây dựng nhà máy, các nhà máy điện gió cần phải lập báo cáo ĐTM, ESIA, RAP, ... tùy theo công suất của từng nhà máy.
Các bước thực hiện:
- Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH
- Thu mẫu nước, mẫu không khí, mẫu đất tại khu vực dự án và phân tích tại phòng thí nghiệm
- Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh
- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án
- Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường
- Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.
Một số hình ảnh quá trình thực hiện dự án:
1. Khảo sát thực địa
2. Lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường
3. Tiến hành khảo sát, tham vấn cộng đồng
Các báo cáo thực hiện:
1. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM - EIA)
2. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIA)
3. Kế hoạch hành động Tái định cư (RAP)
4. Kế hoạch phục hồi sinh kế (LRP)
5. Kế hoạch thu hồi đất và bồi thường (LACP)