Giới thiệu:
Theo thông tin từ Bộ Xây dựng (các số liệu được trích dẫn từ website của Bộ), quỹ nhà ở đô thị hiện nay có khoảng 10 triệu m2 cần phá dỡ và xây dựng lại, vấn đề đặt ra ở đây là về vốn, về di rời và tái định cư. Đồng thời nhà ở do người dân tự phát chiếm đến 75% trong tổng số diện tích nhà ở tăng thêm trong thời gian qua, một trong những điều dễ nhận thấy thực trạng là sự thiếu đồng bộ, vệ sinh môi trường, cảnh quan không đảm bảo.
Việc cần có một sự khuyến khích đầu tư quy hoạch nhà ở là cấp thiết trong việc định hướng phát triển đô thị trong tương lai. Bên cạnh đó, khuyến khích các giải pháp huy động nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân để phát triển thị trường bất động sản, nhằm tăng nhanh quỹ nhà ở phục vụ nhu cầu bức xúc của người dân.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa đồng thời là trung tâm khoa học kĩ thuật, trung tâm giao dịch thương mại dịch vụ, du lịch của cả nước và là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc. Hiện nay, có rất nhiều dự án lớn đang được thi công và đã đi vào hoạt động với các khu đô thị mới, các tổ hợp trung tâm thương mại và nhà ở mới, văn phòng giao dịch… Mặt khác, diện tích đất của Hà Nội ngày một thu hẹp, nhu cầu nhà ở ngày một tăng.
Theo Quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, nhà ở đô thị phấn đấu tăng từ 7,5 m2/người (năm 2007), lên 18m2 sàn/người (chỉ tiêu chung của quốc gia là 15 - 20 m2/người) và nhà ở nông thôn đạt 15m2 sàn/người. Dãn dân từ đô thị lõi lịch sử tới các khu đô thị mới hoặc đô thị vệ tinh với các tiêu chuẩn nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia và đa dạng về loại hình đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng trong xã hội. Đối với khu phố cổ, không phát triển nhà ở mới, tập trung cải thiện chất lượng ở, bảo tồn giá trị kiến trúc nhà ở, không gian ở truyền thống. Đối với các khu phố 8 cũ, hạn chế phát triển nhà ở mới, tập trung vào cải tạo quỹ nhà hiện có, bảo tồn kiến trúc nhà ở có giá trị (các biệt thự cũ). Đối với các khu tập thể cũ, quy hoạch cải tạo không làm tăng thêm quy mô dân số, bổ sung, hoàn thiện các chức năng công cộng và hạ tầng kỹ thuật. Đối với nhà ở nông thôn truyền thống, phát triển nhà ở hài hòa với bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống, cải thiện chất lượng môi trường ở.
Theo đó, nhu cầu nhà ở cho người dân ngày một tăng cao, đồng thời với việc đầu tư thiết kế kiến trúc cảnh quan với phong cách hiện đại, tiên tiến và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đã mang lại cho thành phố một diện mạo mới. Cùng với đó công tác bảo vệ môi trường cũng đặc biệt được chú trọng như: đánh giá tác động môi trường/ đề án bảo vệ môi trường/ kế hoạch bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, xử lý chất thải,....trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
Một số hình ảnh thực địa:
Các bước thực hiện:
- Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH
- Thu mẫu nước, mẫu không khí, mẫu đất tại khu vực dự án và phân tích tại phòng thí nghiệm
- Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh
- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án
- Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường
- Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.
Các báo cáo thực hiện:
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường;
Kế hoạch bảo vệ môi trường;
Đề án bảo vệ môi trường;
Quan trắc môi trường định kỳ;
Xin cấp phép xả nước thải vào nguồn nước;