CÔNG NGHỆ XỬ LÝ HƠI DUNG MÔI

1. Đặc điểm hơi dung môi hữu cơ.

 

         Dung môi là chất dùng để hoà tan các chất khác nhau nhằm tổng hợp các sản phẩm mong muốn. Dung môi hữu cơ là loại dung môi chứa nguyên tố cácbon hữu cơ (Cácbon trong cấu trúc các chất hữu cơ). Dung môi hữu cơ được sử dụng chủ yếu trong công tác làm sạch khô (ví dụ như tetrachlorethylene), chất pha loãng sơn (ví dụ như toluene, nhựa thông), chất tẩy sơn đánh bóng móng tay và các dung môi tẩy keo (acetone, methyl acetate, ethyl acetate), trong tẩy tại chỗ (ví dụ như hexane, petrol ether), trong chất tẩy rửa (citrus terpenes), trong nước hoa (ethanol), và trong tổng hợp hóa học.

 

         Đặc trưng chung của dung môi hữu cơ là tính dễ bay hơi, nên có nhiều khả năng gây tác động có hại đến con người qua đường hô hấp. Một số chất dung môi hữu cơ phổ biến có tác động ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người gồm các chất VOCs, Benzen, Toluen.

 

2. Sơ đồ công nghệ.

 

 

b. Thuyết minh sơ đồ công nghệ.

 

         Hơi dung môi hữu cơ  được thu về hệ thống xử lý qua các chụp hút và được hút vào tháp hấp phụ bằng quạt hút.

 

         Ở tháp hấp phụ xảy ra quá trình hấp phụ các hơi dung môi này bằng than hoạt tính. Khí thải được đưa từ dưới tháp lên, giữa thân tháp có lắp đặt các lớp than hoạt tính để thực hiện quá trình hấp phụ.  Sau đó khí thải tiếp tục dẫn qua tháp hấp thụ.

 

         Trong tháp hấp thụ dòng khí sẽ được phân bố vào thiết bị ở phía dưới và dòng dung dịch hấp thụ sẽ được phân bố theo chiều từ trên xuống. Dung dịch này được bơm ly tâm vận chuyển từ bể chứa dung dịch hấp thụ, qua bộ phân phối tạo thành những giọt lỏng kích thước nhỏ, phun đều vào thiết bị.

 

         Tháp có cấu tạo hai tầng, trong mỗi tầng đều có chứa vật liệu tiếp xúc với bề mặt riêng lớn và độ rỗng cao. Quá trình xử lý chia làm hai giai đoạn. Tại phần dưới của thiết bị xử lý, dòng khí và dung dịch hấp thụ tiếp xúc với nhau tại màng nước trên bề mặt vật liệu. Trước tiên các hạt bụi có kích thước bé sẽ bị thấm ướt và bị hút bởi các hạt chất lỏng và các thành phần ô nhiễm sẽ được hấp thụ một phần. Một quá trình khác diễn ra ở tầng thứ nhất là trao đổi nhiệt. Dòng khí từ nhiệt độ cao sẽ nguội dần, quá trình khử triệt để các thành phần ô nhiễm sẽ diễn ra ở tầng trên của tháp.

 

         Cơ chế loại bỏ các chất ô nhiễm ở tầng trên giống như tầng đáy thiết bị. Đó là quá trình hòa tan và chuyển hóa hóa học. Sau thời gian tiếp xúc phù hợp, các chất ô nhiễm sẽ được loại bỏ.

 

         Dòng khí sau khi ra khỏi thiết bị xử lý sẽ là khí sạch đạt các tiêu chuẩn môi trường theo QCVN 19:2009/BTNMT (cột A).

 

         Các loại hơi dung môi này khi tiếp xúc với  hóa chất hấp thụ sẽ phản ứng, tạo ra các muối, các hỗn hợp chất lỏng rơi xuống dáy tháp hấp thụ. Sau đó sẽ được tháo ra định kỳ về bể chứa bùn. Phần nước trong bên trên được tuần hoàn về lại thiết bị chứa dung dịch hấp thụ, sau một thời gian hoạt động sẽ được xả bỏ về HT XLNT và định kỳ bổ sung, thay mới.